Phá bố cục là một thủ pháp của bố cục

Những quy tắc bố cục thông thường đã được hình thành từ rất lâu, rất xưa, và nó đã thành nếp nghĩ của những người làm nghệ thuật tạo hình nói chung. Nhưng một quy luật phổ biến nhất của nghệ thuật lại là “biết phá vỡ những cái khuôn trước đó”.

Dưới đây là một số trường hợp phá khuôn, làm khác đi cái nếp nghĩ truyền thống, và chính nó tạo ra những hình thức bố cục mới, những cái khuôn mới…

image001Cảm tưởng về một góc nhìn từ nóc nhà vệ sinh xuống, với một tư thế ngồi của chủ thể rất không bình thường. Ảnh: perbruno

image002Bố cục thật mạnh, dùng thân người cắt đôi bức ảnh ra làm hai phần. Tuy không giới thiệu “mặt” nhân vật, người ta vẫn hiểu rằng, anh ta đang đại diện cho cả một giới, một tầng lớp, với trang phục thật chỉn chu. Ảnh: Sting1

Thật can đảm khi cắt ngay cả chân và tay nhân vật, nhưng chính nhờ cắt như thế, cảm giác như đứa bé vừa vượt thoát ra khỏi một khuôn khổ ràng buộc nào đó (nhà hay trường lớp). Ảnh: EurydiceThật can đảm khi cắt ngay cả chân và tay nhân vật, nhưng chính nhờ cắt như thế, cảm giác như đứa bé vừa vượt thoát ra khỏi một khuôn khổ ràng buộc nào đó (nhà hay trường lớp). Ảnh: Eurydice

image004Là sự cách điệu về tỷ lệ, khi để vòng cung bao trùm tòa nhà, để hoặc muốn nói đến tầm vóc vĩ đại của công trình mới này, hoặc để nói về mặt ý nghĩa, như là một công trình mang tính “đại diện”, hay “biểu trưng” … Ảnh: Inquisitive

image005Thông thường thì đường chân trời nằm ngang song song với cạnh đáy bức ảnh. Nhưng khi muốn nói đến “nguy cơ tiềm ẩn”, “sự chuẩn bị đổi thay”, “bấp bênh”, thì người ta chọn giải pháp để đường chân trời nằm xéo đi. Càng xéo nhiều thì càng nguy hiểm. Ảnh: chatwin68

image007Lại một sự biến điệu về tỷ lệ, những vật ở gần vốn sẽ to ra, nhưng khi có sự liên kết gần xa, thì nó lại tạo ra một cảm giác không bình thường khác. Có vẻ như anh chàng đang đùa giỡn với chiếc xe đạp trên một loạt “container và tàu chở mô hình”. Ảnh: Tonebarge

image008Dạng bố cục phần ba là rất phổ biến, và chủ thể được đặt ở đường mạnh hay điểm mạnh. Ở đây, khi chủ thể quá nhỏ bé, và nằm sát biên hình, lại tạo ra một cảm giác về “một nền văn minh vĩ đại của quá khứ”, hoặc niềm tự hào tuyệt đối (về những công trình được tạo dựng với sức người)… Ảnh: Jesusito

image009Chỉ là con đường cong, với nét nhấn là làn sơn trắng, là đường dẫn của bố cục. Nhưng khi đưa chủ thể ra sát biên hình, là làm yếu sức mạnh phô diễn đi rất nhiều. Ở đây, khi cho ông bà lão đến sát góc hình, lại rất đặc thế, một cảm giác về “thời gian đã gần hết”, là các vị đã đi “gần hết cuộc đời”… Ảnh: fatheroftwo

image010Là một lối bố cục nghiêng, cho thấy yếu tố nguy hiểm luôn rình rập. Ánh sáng thật gắt, thật mạnh, nhấn thêm vào sự cam go, khổ cực mà một vận động viên phải trải qua… Ảnh: SigloV

Bình luận về bài viết này